Đại cương Âu_tâm_luận

Xuất phát từ thiên hướng bẩm sinh của chủ nghĩa trọng Âu hay Âu tâm luận đối với nền văn minh phương Tây đã dẫn đến việc tạo ra khái niệm "Xã hội Châu Âu" ủng hộ các thành phần (chủ yếu là Cơ đốc giáo) của nền văn minh Châu Âu và cho phép những người theo chủ nghĩa trọng Âu gọi các xã hội và nền văn hóa khác nhau là "không văn minh"[13]. Âu tâm luận vẫn để lại di chứng, với thói duy khoa học và cái nhìn Âu tâm luận thì người ta coi phương Đông mà phần lớn là thuộc địa của người châu Âu, là một xứ sở lạc hậu, cần được khai phá văn minh (sứ mệnh khai hóa văn minh) nên mọi tiếp xúc, nghiên cứu học hỏi nền văn hóa thấp kém bản địa đều bị coi là kỳ dị, thậm chí là xúc phạm[14]. Chủ nghĩa trọng Âu đã ăn sâu vào tâm khảm trên nhiều mặt. Một thí nghiệm trên trẻ em Mexico năm 2012 cho thấy chủ nghĩa trọng Âu đã ăn sâu vào các nền văn hóa khác nhau, bao gồm cả các nền văn hóa Mỹ Latinh[15].

Bất chấp thời đại thực dân kiểu cũ đã trở thành lịch sử, khi ta nhắc đến từ quốc tế, trong nhiều trường hợp nó đơn giản nhằm ám chỉ phương Tây[7] chẳng hạn Luật quốc tế trong quá khứ, nó được đặt ra bởi người phương Tây để hợp pháp hóa công cuộc khai thác thuộc địa. Ở thời hiện đại, nó cũng không có nhiều tác dụng với thế giới thứ ba, nó hướng tới chống khủng bố, bảo vệ quyền lợi của những siêu tập đoàn và chế độ nhân quyền quốc tế chỉ là sự bày vẽ của phương Tây, một hình thức mới của chủ nghĩa đế quốc mà lần này là trên phương diện đạo đức được dùng để xuất khẩu gói văn hóa phương Tây[7]. Các nhà báo đã phát hiện ra tâm lý Âu tâm luận trong các phản ứng trước cuộc xâm lược Ukraina của Nga vào tháng 2 năm 2022, khi tần suất, tâm điểm và phạm vi đưa tin cũng như mối quan ngại về cuộc chiến này tương phản với các cuộc chiến tranh đương đại kéo dài hơn, đẫm máu hơn và tàn khốc hơn bên ngoài châu Âu như ở Syria và ở Yemen[16].

Nhiều người Việt sính ngoại, sùng Tây cũng không sớm nhận ra sai lầm của tư tưởng Âu tâm luận từng khá phổ biến trong nghiên cứu ngôn ngữ học nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung ở Việt Nam[6]. Cũng có những chế giễu về thói chuộng tây, sính ngoại như một kiểu me tây[17][18][19] dẫn đến thói lai căng[20]. Ngày nay, sự bùng nổ của trường quốc tế hay mang danh quốc tế tại châu Á dường như phản ảnh khao khát bắt kịp châu Âu trong một thế giới theo chủ nghĩa trọng Âu vì văn minh châu Âu với những trào lưu triết học khai phóng con người đã đẩy lục địa này đi trước một quãng dài. Hệ thống giáo dục quốc tế lấy giáo dục phương Tây làm tiêu chuẩn không chỉ bởi phần lớn hoặc toàn bộ các môn học được học bằng tiếng Anh và cốt lõi giáo dục của nó đậm đặc tư tưởng phương Tây từ thời Socrates, Plato, coi tri thức không đến từ việc dạy mà đến từ việc hỏi, khác xa so với truyền thống giáo dục Đông Á và bản chất trường quốc tế buộc nó phải bứt mình ra khỏi những giá trị bản địa vì người ta học trường quốc tế là để tạo bước đà học lên cao hơn ở các trường đại học Mỹ hay châu Âu[7].

Giáo sư Lịch sử và Khảo cổ học tại Đại học StanfordIan Morris có tác phẩm "Tại sao Phương Tây vượt trội?", Morris đã đặt câu hỏi: Thế nào là sự vượt trội? Morris đã xây dựng bốn tiêu chí để đánh giá về trình độ phát triển xã hội của các nền văn minh gồm: khả năng hấp thu năng lượng, trình độ quy hoạch đô thị, khả năng truyền đạt thông tin và khả năng gây chiến tranh. Điểm đặc biệt của Morris là ông đã áp dụng những phương pháp của thống kê toán học để lượng định chúng và thể hiện các kết quả trên các biểu đồ. Nhìn vào các biểu đồ đều thấy sự vượt trội của Phương Tây so với Phương Đông xuyên suốt chiều dài lịch sử theo biểu đồ khoảng thời gian từ năm 14000TCN - 2000SCN, một khoảng thời gian dài đến 16000 năm). Ian Morris đã đứng trên lập trường tư tưởng bất định để giải quyết vấn đề, ông đã tuyên bố rằng vấn đề Phương Tây thống lĩnh thế giới trong năm 2000 đơn giản chỉ là một vấn đề xác suất chứ không phải ngẫu nhiên hay tất định, vấn đề Phương Tây thống lĩnh thế giới trong năm 2000 chỉ là là vấn đề mang tính xác suất[21].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Âu_tâm_luận https://nhandan.vn/danh-gia-khach-quan-vai-tro-cua... https://cuoituan.tuoitre.vn/su-hen-kem-cua-giong-n... https://hcmussh.edu.vn/news/item/15416 https://vnexpress.net/phe-binh-van-hoc-la-gi-4-5-1... http://bantuyengiao.laocai.org.vn/tin-tuc-hoat-don... https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Luc-luon... https://cand.com.vn/So-tay/Truong-quoc-te-Nghich-l... https://www.historians.org/publications-and-direct... https://doi.org/10.1111%2Fj.0066-4812.2005.00544.x https://doi.org/10.1007%2F978-1-137-05592-7_9